Sai lầm của bố mẹ khiến con sợ học
Thứ ba - 22/10/2013 23:27Các bậc phụ huynh luôn muốn mang lại những điều tốt nhất đến cho con mình, nhưng trớ trêu là nhiều lúc những quyết định của chúng ta lại gây hại cho bé, đặc biệt là trong chuyện học hành.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì ai cũng muốn con mình học thật giỏi, nhưng nếu bạn không đặt mình vào cảm giác của các bé rất có thể, chúng ta sẽ tạo ra những căng thẳng không cần thiết cho trẻ.
Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Hãy đọc và tránh xa chúng nhé:
Bố mẹ càng ép học trẻ càng sợ học.
Bạn nghĩ: Văn hóa là những kiến thức chỉ được học ở trên ghế nhà trường và nó sẽ quyết định vị trí của con bạn trong xã hội này. Vì thế, ngoài việc học văn hóa chăm chỉ, con bạn chẳng cần học thêm bất kỳ kỹ năng gì khác.
Thực ra: Bên cạnh học vấn, trẻ cần phải chuẩn bị tinh thần để học thêm rất nhiều thứ khác như: học kỹ năng sống tự lập, học cách thích nghi với môi trường sống, học cách vui chơi với bạn bè, học cách cảm thấy thoải mái với mình, học cách đương đầu với nỗi thất vọng... Ngay cả việc nhận biết những thế mạnh và điểm yếu, đam mê và sở thích của bản thân mình trẻ cũng cần học. Trên thực tê, quá nhiều thứ dành cho trẻ và trẻ cần học, chúng quan trọng không kém gì kiến thực mà trẻ được học trên ghế nhà trường. Vì thế, bố mẹ hãy cho trẻ vui chơi, giải trí và học các lớp kỹ năng bên cạnh việc vùi đầu vào sách vở như "gà công nghiệp".
Thực ra: Bạn hoàn toàn sai lầm, ép trẻ học chỉ thêm phần tạo áp lực khiến trẻ căng thẳng và sợ học. Điều này chẳng những khiến trẻ phải chịu khổ sở lúc này mà còn phần nào ảnh hưởng đến nhận thức, sự ham học hỏi và gián tiếp kìm hãm tương lai của chúng nếu trẻ "đóng đinh" trong đầu việc sợ học, ghét học.
Vẫn có một số trẻ rất giỏi chuyện học hành và chúng có thể làm đúng theo sự quản lý, thúc ép của bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là một nhóm nhỏ mà thôi. Với đa số các bé, kể cả những đứa trẻ rất sáng dạ, thông minh, áp lực căng thẳng của việc học tập do chính bố mẹ gây ra sẽ là một gánh nặng nghiêm trọng buộc lên đôi vai bé nhỏ của trẻ. Đó là cách dễ nhất và gần nhất có thể tàn phá sức khoẻ thể chất và tinh thần của con bạn.
Thời khóa biểu càng căng càng khiến bé áp lực và chán nản.
Đề ra mục tiêu cao giúp trẻ luôn phấn đấu
Bạn nghĩ: Đề ra những mục tiêu cao tức là đang dạy trẻ phải luôn cố gắng tự cải thiện hơn nữa. Tại sao con mình lại chấp nhận điểm 8 trong khi con bé hoàn toàn có thể đạt được 9-10 điểm.
Thực ra: Ở mức độ nào đó, mục tiêu sẽ giúp trẻ tốt hơn. Nhưng cái mục tiêu đó ngày càng cao lên mà sức bé thì có hạn vì lòng tham của con người là vô cùng. Những mục tiêu đó chẳng khác nào những đòi hỏi vô lí mà bố mẹ cứ bắt con mình phải đạt được. Nếu bạn không nhận ra điều này, rất có thể, con bạn sẽ gặp các vấn đề tâm lý, thậm chí bị chứng trầm cảm lâm sàng vô cùng nguy hiểm.
Những cách để bé hết sợ học
Bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện, động viên trẻ.
- Đừng ép trẻ học với cường độ cao, hãy để bé vừa vui chơi, vừa học. Bạn có thể khuyến khích trẻ học bằng cách thưởng cho bé được đi chơi sau khi đã hoàn thành bài vở. Cách này sẽ giúp bé hăng hái học tập và kết quả tốt hơn.
- Hãy hỏi xem bé thích học môn nào nhất, ghét môn nào nhất để từ đó có hướng khắc phục dần những lỗ hổng trong kiến thức của con.
- Bố mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên trẻ. Bạn có thể để bé tự học nhưng hãy ngồi cạnh bé và đọc một quyển sách nào đó. Bé sẽ cảm thấy vui thích hơn khi có bố mẹ ở cạnh, tất nhiên chúng cũng vì sợ bạn mà chăm chỉ học hành hơn.
- Hãy tạo không gian học tập cho trẻ trong phòng riêng với bàn học ngay ngắn và sách vở xếp gọn gàng. Trong phòng học của trẻ tuyệt đối không nên có ti vi, đầu đĩa... để tránh sự mất tập trung của trẻ.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì ai cũng muốn con mình học thật giỏi, nhưng nếu bạn không đặt mình vào cảm giác của các bé rất có thể, chúng ta sẽ tạo ra những căng thẳng không cần thiết cho trẻ.
Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Hãy đọc và tránh xa chúng nhé:
Con chỉ cần học giỏi văn hóa
Bố mẹ càng ép học trẻ càng sợ học.
Bạn nghĩ: Văn hóa là những kiến thức chỉ được học ở trên ghế nhà trường và nó sẽ quyết định vị trí của con bạn trong xã hội này. Vì thế, ngoài việc học văn hóa chăm chỉ, con bạn chẳng cần học thêm bất kỳ kỹ năng gì khác.
Thực ra: Bên cạnh học vấn, trẻ cần phải chuẩn bị tinh thần để học thêm rất nhiều thứ khác như: học kỹ năng sống tự lập, học cách thích nghi với môi trường sống, học cách vui chơi với bạn bè, học cách cảm thấy thoải mái với mình, học cách đương đầu với nỗi thất vọng... Ngay cả việc nhận biết những thế mạnh và điểm yếu, đam mê và sở thích của bản thân mình trẻ cũng cần học. Trên thực tê, quá nhiều thứ dành cho trẻ và trẻ cần học, chúng quan trọng không kém gì kiến thực mà trẻ được học trên ghế nhà trường. Vì thế, bố mẹ hãy cho trẻ vui chơi, giải trí và học các lớp kỹ năng bên cạnh việc vùi đầu vào sách vở như "gà công nghiệp".
Luôn ép trẻ phải học hành nghiêm chỉnh
Bạn nghĩ: Ép trẻ học hành quy củ chính là điều tốt nhất mà bạn nên làm để chúng có thể vào những ngôi trường danh tiếng sau này. Khi trẻ học thật nhiều chính là cách để chuẩn bị hành trang cho bé trước khi bước vào đời.Thực ra: Bạn hoàn toàn sai lầm, ép trẻ học chỉ thêm phần tạo áp lực khiến trẻ căng thẳng và sợ học. Điều này chẳng những khiến trẻ phải chịu khổ sở lúc này mà còn phần nào ảnh hưởng đến nhận thức, sự ham học hỏi và gián tiếp kìm hãm tương lai của chúng nếu trẻ "đóng đinh" trong đầu việc sợ học, ghét học.
Vẫn có một số trẻ rất giỏi chuyện học hành và chúng có thể làm đúng theo sự quản lý, thúc ép của bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là một nhóm nhỏ mà thôi. Với đa số các bé, kể cả những đứa trẻ rất sáng dạ, thông minh, áp lực căng thẳng của việc học tập do chính bố mẹ gây ra sẽ là một gánh nặng nghiêm trọng buộc lên đôi vai bé nhỏ của trẻ. Đó là cách dễ nhất và gần nhất có thể tàn phá sức khoẻ thể chất và tinh thần của con bạn.
Thời khóa biểu càng căng càng khiến bé áp lực và chán nản.
Đề ra mục tiêu cao giúp trẻ luôn phấn đấu
Bạn nghĩ: Đề ra những mục tiêu cao tức là đang dạy trẻ phải luôn cố gắng tự cải thiện hơn nữa. Tại sao con mình lại chấp nhận điểm 8 trong khi con bé hoàn toàn có thể đạt được 9-10 điểm.
Thực ra: Ở mức độ nào đó, mục tiêu sẽ giúp trẻ tốt hơn. Nhưng cái mục tiêu đó ngày càng cao lên mà sức bé thì có hạn vì lòng tham của con người là vô cùng. Những mục tiêu đó chẳng khác nào những đòi hỏi vô lí mà bố mẹ cứ bắt con mình phải đạt được. Nếu bạn không nhận ra điều này, rất có thể, con bạn sẽ gặp các vấn đề tâm lý, thậm chí bị chứng trầm cảm lâm sàng vô cùng nguy hiểm.
Những cách để bé hết sợ học
Bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện, động viên trẻ.
- Đừng ép trẻ học với cường độ cao, hãy để bé vừa vui chơi, vừa học. Bạn có thể khuyến khích trẻ học bằng cách thưởng cho bé được đi chơi sau khi đã hoàn thành bài vở. Cách này sẽ giúp bé hăng hái học tập và kết quả tốt hơn.
- Hãy hỏi xem bé thích học môn nào nhất, ghét môn nào nhất để từ đó có hướng khắc phục dần những lỗ hổng trong kiến thức của con.
- Bố mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên trẻ. Bạn có thể để bé tự học nhưng hãy ngồi cạnh bé và đọc một quyển sách nào đó. Bé sẽ cảm thấy vui thích hơn khi có bố mẹ ở cạnh, tất nhiên chúng cũng vì sợ bạn mà chăm chỉ học hành hơn.
- Hãy tạo không gian học tập cho trẻ trong phòng riêng với bàn học ngay ngắn và sách vở xếp gọn gàng. Trong phòng học của trẻ tuyệt đối không nên có ti vi, đầu đĩa... để tránh sự mất tập trung của trẻ.
Nguồn tin: webphunu.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn