Nữ thủ lĩnh Việt xinh đẹp tại xứ sở Kangaroo
Thứ tư - 11/09/2013 11:11Cô nàng sinh năm 92 này chính là Chủ tịch Hội SVVN tại Melbourne, Úc – MOVSA
Xin chào Anh Thư! Gắn bó với nước Úc khá lâu, ấn tượng sâu đậm nhất, của bạn về mảnh đất này là gì?
Phan Anh Thư: - Sáu năm ở Úc, điều mình thích nhất ở đất nước này là sự đa văn hóa. Đây là một đất nước của nhiều nền văn hóa, của nhiều dân tộc khác nhau và họ chung sống hòa thuận mà không có một sự kì thị nào. Con người hòa nhã và luôn chào đón bạn, làm cho mình cảm thấy ấm áp khi phải xa nhà.
Cuộc sống du học cũng dạy cho mình rất nhiều thứ, ở Việt Nam mình mãi sẽ là cô công chúa nhỏ, ru rú trong vòng bảo vệ của ba mẹ chứ không có bươn chải lo nhiều thứ như thế này, mình sẽ không có dũng cảm đứng trước nhiều người phát biểu, hay điều hành một tổ chức lớn như MOVSA.
Anh Thư (áo đỏ) trong một chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Úc.
Ngược trở lại hai năm trước, Anh Thư có thể chia sẻ lý do bạn tham gia vào Ban điều hành của Hội SVVN tại Melbourne được không? Vì sao bạn quyết định tham gia ứng cử?
Mình tham gia MOVSA được 2 năm, năm đầu tiên với tư cách là phó chủ tịch phụ trách PR/Marketing của hội và nhiệm kì này là chủ tịch. Mình tình cờ biết được qua các anh chị đi trước tại trường ĐH Melbourne, đây cũng là nhưng người đã vô cùng ủng hộ mình tham gia vào công tác hội.
Còn lý do tham gia thì đơn giản lắm, mình tự thấy bản thân rất yêu công tác tổ chức, giao lưu với mọi người và cảm giác làm được điều gì đó có ích cho mọi người, ngay cả khi không phải ở trong chính đất nước của mình. Một yếu tố nữa có lẽ là hơi kì quặc một chút: mình “nghiện” các loại áp lực – “nghiện” cái cảm giác thúc đẩy mình hoạt động và làm việc, và sự sung sướng, hạnh phúc khi những công sức bỏ ra được công nhận.
Những hoạt động mang tầm quốc tế đã mang lại cho Anh Thư nhiều trải nghiệm đáng quý.
Những thuận lợi và khó khăn của Anh Thư trong vai trò “nữ thủ lĩnh”?
Khi mới làm chủ tịch, Thư là người trẻ thứ hai trong hội, đa số các thành viên đều lớn tuổi hơn và điều này làm mình thấy áp lực. Vì vị trí chủ tịch bao gồm cả việc có đôi lúc mình không thể hành động theo độ tuổi, nhún nhường các anh chị, mà phải (đôi lúc thôi nhé) làm “kẻ độc tài”.
Một việc nữa là việc trở thành “public figure”, có một khoảng thời gian mình không thể nào quen được việc từng hành động hay lời nói của mình bị đánh giá, vì mình là đại diện của MOVSA mà. Nhưng dần rồi cũng quen thôi, Thư luôn nghĩ: Dù là Chủ tịch, thì trước hết cũng phải luôn đặt mình ở vị trí một thành viên đã!
Với Anh Thư, MOVSA là một gia đình… .
Từng tham gia nhiều diễn đàn, hoạt động lớn với sinh viên quốc tế, Thư nghĩ đâu là lợi thế, cũng như những hạn chế của người Việt trẻ chúng ta trong hội nhập là gì?
Mình rất tự hào khi nhiều giảng viên, bạn bè quốc tế dành sự ngưỡng mộ với khả năng học tập “đỉnh của đỉnh”, và bản lĩnh, lòng nhiệt huyết của nhiều sinh viên Việt. Điều này thực sự là “vốn quý” để giúp người Việt trẻ có thể tự tin trong rất nhiều hoạt động mang tầm quốc tế.
Tuy nhiên, điểm yếu của một số sinh viên mình là thỉnh thoảng các bạn không thể dung hòa các yếu tố học tập - công việc và cuộc sống cá nhân. Có thể vì các bạn có quá nhiều việc để lo nên đôi khi chậm trễ trong các công tác mà đa số người nước ngoài trong các tình huống chuyên nghiệp sẽ không chấp nhận.
Xin cảm ơn Anh Thư! Chúc bạn và MOVSA ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa!
Xin chào Anh Thư! Gắn bó với nước Úc khá lâu, ấn tượng sâu đậm nhất, của bạn về mảnh đất này là gì?
Phan Anh Thư: - Sáu năm ở Úc, điều mình thích nhất ở đất nước này là sự đa văn hóa. Đây là một đất nước của nhiều nền văn hóa, của nhiều dân tộc khác nhau và họ chung sống hòa thuận mà không có một sự kì thị nào. Con người hòa nhã và luôn chào đón bạn, làm cho mình cảm thấy ấm áp khi phải xa nhà.
Cuộc sống du học cũng dạy cho mình rất nhiều thứ, ở Việt Nam mình mãi sẽ là cô công chúa nhỏ, ru rú trong vòng bảo vệ của ba mẹ chứ không có bươn chải lo nhiều thứ như thế này, mình sẽ không có dũng cảm đứng trước nhiều người phát biểu, hay điều hành một tổ chức lớn như MOVSA.
Anh Thư (áo đỏ) trong một chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Úc.
Ngược trở lại hai năm trước, Anh Thư có thể chia sẻ lý do bạn tham gia vào Ban điều hành của Hội SVVN tại Melbourne được không? Vì sao bạn quyết định tham gia ứng cử?
Mình tham gia MOVSA được 2 năm, năm đầu tiên với tư cách là phó chủ tịch phụ trách PR/Marketing của hội và nhiệm kì này là chủ tịch. Mình tình cờ biết được qua các anh chị đi trước tại trường ĐH Melbourne, đây cũng là nhưng người đã vô cùng ủng hộ mình tham gia vào công tác hội.
Còn lý do tham gia thì đơn giản lắm, mình tự thấy bản thân rất yêu công tác tổ chức, giao lưu với mọi người và cảm giác làm được điều gì đó có ích cho mọi người, ngay cả khi không phải ở trong chính đất nước của mình. Một yếu tố nữa có lẽ là hơi kì quặc một chút: mình “nghiện” các loại áp lực – “nghiện” cái cảm giác thúc đẩy mình hoạt động và làm việc, và sự sung sướng, hạnh phúc khi những công sức bỏ ra được công nhận.
Những hoạt động mang tầm quốc tế đã mang lại cho Anh Thư nhiều trải nghiệm đáng quý.
Những thuận lợi và khó khăn của Anh Thư trong vai trò “nữ thủ lĩnh”?
Khi mới làm chủ tịch, Thư là người trẻ thứ hai trong hội, đa số các thành viên đều lớn tuổi hơn và điều này làm mình thấy áp lực. Vì vị trí chủ tịch bao gồm cả việc có đôi lúc mình không thể hành động theo độ tuổi, nhún nhường các anh chị, mà phải (đôi lúc thôi nhé) làm “kẻ độc tài”.
Một việc nữa là việc trở thành “public figure”, có một khoảng thời gian mình không thể nào quen được việc từng hành động hay lời nói của mình bị đánh giá, vì mình là đại diện của MOVSA mà. Nhưng dần rồi cũng quen thôi, Thư luôn nghĩ: Dù là Chủ tịch, thì trước hết cũng phải luôn đặt mình ở vị trí một thành viên đã!
Với Anh Thư, MOVSA là một gia đình… .
Từng tham gia nhiều diễn đàn, hoạt động lớn với sinh viên quốc tế, Thư nghĩ đâu là lợi thế, cũng như những hạn chế của người Việt trẻ chúng ta trong hội nhập là gì?
Mình rất tự hào khi nhiều giảng viên, bạn bè quốc tế dành sự ngưỡng mộ với khả năng học tập “đỉnh của đỉnh”, và bản lĩnh, lòng nhiệt huyết của nhiều sinh viên Việt. Điều này thực sự là “vốn quý” để giúp người Việt trẻ có thể tự tin trong rất nhiều hoạt động mang tầm quốc tế.
Tuy nhiên, điểm yếu của một số sinh viên mình là thỉnh thoảng các bạn không thể dung hòa các yếu tố học tập - công việc và cuộc sống cá nhân. Có thể vì các bạn có quá nhiều việc để lo nên đôi khi chậm trễ trong các công tác mà đa số người nước ngoài trong các tình huống chuyên nghiệp sẽ không chấp nhận.
Xin cảm ơn Anh Thư! Chúc bạn và MOVSA ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa!
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn