Học Thạc sĩ Vi sinh ở tuổi 13
Thứ sáu - 20/09/2013 23:28Sushma Verma - cô bé có dáng vóc mảnh khảnh với mái tóc ngang vai, không phải là người duy nhất đạt thành tích cao trong học tập trong gia đình cô. Anh trai cô cũng đã tốt nghiệp trung học khi 9 tuổi và năm 2007 đã trở thành người tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thông tin trẻ nhất Ấn Độ ở tuổi 14.
Sushma Verma, 13 tuổi, đọc sách tại nhà ở Lucknow, Ấn Độ
Cô bé 13 tuổi xuất thân từ một gia đình nghèo phía Bắc Ấn Độ này đã bắt đầu theo học chương trình thạc sĩ ngành Vi sinh học, sau khi cha cô bán đất để trả học phí cho con với hy vọng đưa con gái vào tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh tại Ấn Độ.
Sushma Verma đã học xong trung học khi mới 7 tuổi và có bằng ĐH khi 13 tuổi. Đó là những thành quả mà cô nói rằng chỉ có thể có được bằng sự hy sinh và động viên của bố mẹ cô - những người nghèo không được học hành.
“Họ cho phép em làm điều em muốn” - Sushma Verma nói trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng địa phương Hindi - “Em hy vọng các bậc phụ huynh khác không áp đặt lên sự lựa chọn của con cái mình”.
Sushma Verma hiện sống một cuộc sống rất khiêm tốn với bố mẹ và 3 đứa em. Cô ăn, ngủ và học cùng với chúng trong một căn phòng chật hẹp ở Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh.
Người cha 50 tuổi đưa con gái tới trường
Thu nhập duy nhất của họ là khoản lương 200 rupee (3,5 USD) mà hàng ngày của cha cô kiếm được khi lao động tại các công trình xây dựng. Tài sản quý giá nhất của họ bao gồm 1 chiếc bàn học và 1 chiếc máy vi tính cũ. Đây không phải là nơi học tập lý tưởng, cô thừa nhận, “có rất nhiều giấc mơ… tất cả đều chưa thành hiện thực” – Sushma Verma nói và cho biết thêm rằng, không có TV lại là một lợi thế vì “không có gì làm ngoài việc học”.
Sushma Verma học thạc sĩ tại ĐH trung tâm B.R.Ambedkar, thế nhưng trước khi vào học cha cô đã đưa đón cô hàng ngày từ trường về nhà trên chiếc xe đạp để cô bé có thể gặp gỡ các thầy cô giáo trước khi bắt đầu vào học.
Sự lựa chọn của cô là trở thành một bác sĩ, tuy nhiên cô không thể tham dự kỳ thi vào trường Y cho tới khi 18 tuổi. “Do đó em chọn ngành vi sinh học và sau đó sẽ làm tiến sĩ” – cô bé nói.
Trong gia đình khác, có thể Sushma Verma không thể vào ĐH. Hàng triệu trẻ em Ấn Độ vẫn không được vào trường tiểu học và nhiều em trong số đó là em gái, cha mẹ các em luôn ưu tiên con trai hơn. Một số em đến từ những ngôi làng còn hủ tục chỉ chờ đợi lấy chồng và sau đó gia đình các em sẽ rơi vào cảnh nợ nần vì phải lo hồi môn cho con gái.
Cha của Sushma Verma đã bán mảnh đất 930 mét vuông trong một ngôi làng ở Utar Pradesh với giá tương đương 400 USD để trả một số khoản học phí cho cô. “Điều này bị gia đình và bạn bè phản đối nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác” – cha cô, ông Tej Bahadur Verma nói.
Một tổ chức từ thiện cũng đã chi khoảng 12.600 USD để hỗ trợ học phí cho cô. “Cô bé này là nguồn cảm hứng cho HS từ gia đình khá giả” – những người có mọi thứ, tiến sĩ Bindeshwar Pathak, người quyết định giúp đỡ sau khi xem một chương trình truyền hình nói về Sushma. Cô bé cũng nhận được hỗ trợ tài chính từ những cá nhân và tổ chức từ thiện khác.
Sushma Verma, 13 tuổi, đọc sách tại nhà ở Lucknow, Ấn Độ
Cô bé 13 tuổi xuất thân từ một gia đình nghèo phía Bắc Ấn Độ này đã bắt đầu theo học chương trình thạc sĩ ngành Vi sinh học, sau khi cha cô bán đất để trả học phí cho con với hy vọng đưa con gái vào tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh tại Ấn Độ.
Sushma Verma đã học xong trung học khi mới 7 tuổi và có bằng ĐH khi 13 tuổi. Đó là những thành quả mà cô nói rằng chỉ có thể có được bằng sự hy sinh và động viên của bố mẹ cô - những người nghèo không được học hành.
“Họ cho phép em làm điều em muốn” - Sushma Verma nói trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng địa phương Hindi - “Em hy vọng các bậc phụ huynh khác không áp đặt lên sự lựa chọn của con cái mình”.
Sushma Verma hiện sống một cuộc sống rất khiêm tốn với bố mẹ và 3 đứa em. Cô ăn, ngủ và học cùng với chúng trong một căn phòng chật hẹp ở Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh.
Người cha 50 tuổi đưa con gái tới trường
Thu nhập duy nhất của họ là khoản lương 200 rupee (3,5 USD) mà hàng ngày của cha cô kiếm được khi lao động tại các công trình xây dựng. Tài sản quý giá nhất của họ bao gồm 1 chiếc bàn học và 1 chiếc máy vi tính cũ. Đây không phải là nơi học tập lý tưởng, cô thừa nhận, “có rất nhiều giấc mơ… tất cả đều chưa thành hiện thực” – Sushma Verma nói và cho biết thêm rằng, không có TV lại là một lợi thế vì “không có gì làm ngoài việc học”.
Sushma Verma học thạc sĩ tại ĐH trung tâm B.R.Ambedkar, thế nhưng trước khi vào học cha cô đã đưa đón cô hàng ngày từ trường về nhà trên chiếc xe đạp để cô bé có thể gặp gỡ các thầy cô giáo trước khi bắt đầu vào học.
Sự lựa chọn của cô là trở thành một bác sĩ, tuy nhiên cô không thể tham dự kỳ thi vào trường Y cho tới khi 18 tuổi. “Do đó em chọn ngành vi sinh học và sau đó sẽ làm tiến sĩ” – cô bé nói.
Trong gia đình khác, có thể Sushma Verma không thể vào ĐH. Hàng triệu trẻ em Ấn Độ vẫn không được vào trường tiểu học và nhiều em trong số đó là em gái, cha mẹ các em luôn ưu tiên con trai hơn. Một số em đến từ những ngôi làng còn hủ tục chỉ chờ đợi lấy chồng và sau đó gia đình các em sẽ rơi vào cảnh nợ nần vì phải lo hồi môn cho con gái.
Cha của Sushma Verma đã bán mảnh đất 930 mét vuông trong một ngôi làng ở Utar Pradesh với giá tương đương 400 USD để trả một số khoản học phí cho cô. “Điều này bị gia đình và bạn bè phản đối nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác” – cha cô, ông Tej Bahadur Verma nói.
Một tổ chức từ thiện cũng đã chi khoảng 12.600 USD để hỗ trợ học phí cho cô. “Cô bé này là nguồn cảm hứng cho HS từ gia đình khá giả” – những người có mọi thứ, tiến sĩ Bindeshwar Pathak, người quyết định giúp đỡ sau khi xem một chương trình truyền hình nói về Sushma. Cô bé cũng nhận được hỗ trợ tài chính từ những cá nhân và tổ chức từ thiện khác.
Nguồn tin: tapchitre.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn